Đông y hỗ trợ điều trị hiệu quả và phòng tái phát bệnh viêm tắc mạch máu
Phòng và điều trị viêm tắc mạch máu tại Đông Y gia truyền Thọ Khang Đường, Hải Dương
Viêm tắc mạch máu (tĩnh mạch, động mạch) là gì?
Viêm tắc mạch máu (tĩnh mạch, động mạch), Đông y gọi chung là chứng thoát thư, bệnh thường xảy ra ở tứ chi, đặc biệt là 2 chi dưới, bệnh liên quan tới thần kinh và vận mạch. Lúc đầu bị bệnh đầu các chi có cảm giác lạnh, sau có cảm giác tê buốt, dần dần các đầu chi loét ra (mùi rất hôi thối), đen lại, da thịt gân xương đều chết rồi rụng ra. Tạo vết thương rất lâu lành, chảy nước, mùi hôi thối, người bệnh thì đau buốt, đi lại rất khó khăn.
Theo Y học hiện đại Viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch là bệnh lý có tình trạng viêm và liên quan tới cục máu đông (huyết khối) trong mạch máu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và vận mạch, gây thiếu máu mãn tính ở chi dưới, loạn dưỡng và hoại tử
(Người bệnh xem tới cuối bài viết để nghe chia sẻ của các bệnh nhân đã điều trị viêm tắc mạch máu tại Thọ Khang Đường)
Triệu chứng và nguyên nhân, của bệnh viêm tắc mạch máu (tĩnh mạch, động mạch) theo Y học cổ truyền
Bệnh viêm tắc mạch máu hay gặp ở người cao tuổi Những người sống ở trong các khu vực có thời tiết lạnh, ẩm thấp, ở các vùng núi cao có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các vùng khác.
Triệu chứng bệnh viêm tắc mạch máu:
- Người mệt mỏi, thích ấm, sợ lạnh, chân tay tê, lạnh, đau buốt, hay bị chuột rút
- Bệnh thường xảy ra ở tứ chi, nhất là hai chi dưới
- Lúc đầu chi lạnh sau đó sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, xuất hiện lở loét mùi rất hôi thối, lâu ngày phát sinh hoại tử các đốt ngón tay, ngón chân
Nguyên nhân gây bệnh viêm tắc mạch máu theo Y học cổ truyền:
Do mạch máu bị tắc nghẽn bởi các cục máu đông (huyết khối), khí huyết không lưu thông, làm cho các tổ chức bì phu, cơ nhục không được nuôi dưỡng, gây hoại tử các đầu chi.
Nguyên nhân do hư hàn: Sắc mặt người bệnh tái nhợt, người mệt mỏi, thích ấm sợ lạnh, chi mắc bệnh lạnh sắc da tái nhợt, tê dại đau, chườm nóng hoặc đắp ấm dễ chịu, cẳng chân, tay hay giật, đau mỏi tăng dần, nhiều khi đang đi phải đứng lại vì đau (đau cách hồi), tiểu tiện trong, đầy bụng hoặc sôi bụng, đại tiện lỏng;
Phương pháp điều trị: Hồi dương, thông mạch là chủ yếu, gia các vị ôn kinh, tán hàn (Hàn chứng)
Thể nhiệt độc thịnh:
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, hóa ứ
Triệu chứng: Người mệt mỏi, gầy yếu, ra nhiều mồ hôi, chi bị bệnh đau ít hoặc đỡ đau, vết loét lâu ngày chảy mủ, máu hoặc nước vàng, không liền miệng, da sắc vàng xạm;
Phương pháp điều trị: Trước sinh cơ, khử độc; sau bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc, hóa ứ. Bệnh mới khỏi lâu dài được.
Bệnh có thể chia làm 3 thời kỳ
Thời kỳ đầu: Vệ khí dinh huyết không điều hoà, máu lưu thông kém đặc biệt là vùng xa như đầu ngón tay, chân; nên có dấu hiệu ngón chân lạnh, tê dại kiến bò; bàn tay, bàn chân, cẳng chân đau, tê lạnh, đau cách hồi.
Thời kỳ tiếp theo: Khí trệ huyết ứ, mạch máu tắc nghẽn, ngón chân hoặc ngón tay tím đỏ dần chuyển thành tím, đen, đau tê, nhức không chịu được.
Đông y Thọ Khang Đường điều trị hiệu quả và phòng tái phát bệnh viêm tắc mạch máu (tĩnh mạch, động mạch)
Theo lý luận của y học cổ truyền: “Bệnh tật phát sinh là do sự mất sự thăng bằng về âm dương, biểu hiện ở sự thiên thắng và thiên suy”, quan điểm của y học cổ truyền cũng cho rằng: “Thông bất thống, thống bất thông”(Nghĩa là nếu khí huyết lưu thông thì không đau, nếu đau thì khí huyết không lưu thông).
Khác với điều trị Tây y, điều trị viêm tắc tĩnh mạch, động mạch bằng y học cổ truyền là điều hoà lại sự mất cân bằng âm dương của cơ thể, lưu thông khí huyết, khôi phục chức năng can, thận...Do chưa hiểu hết về lý luận Đông y, chưa thấy hết cái hay, cái kỳ diệu và tính thần dược của nó cho nên khi mắc bệnh viêm tắc mạch máu hoặc viêm tắc động mạch người bệnh chỉ biết đi khám và điều trị bệnh ở các bệnh viện lớn, rất tốn kém mà đôi khi bệnh vẫn không thuyên giảm, thậm chí có người bệnh đã phải chấp nhận cưa bỏ một phần cơ thể. Chúng tôi rất tiếc nuối khi rất nhiều bệnh nhân khi tìm đến chúng tôi thì đã đoạn chi (tháo đi mất một phần chân, tay) mà bệnh thì vẫn tái lại, nhiều bệnh nhân vết thương khi đoạn chi còn không thể lành nổi, vẫn tiếp tục gỉ nước.
Tại Đông Y gia truyền Thọ Khang Đường, Hải Dương chúng tôi dựa trên Y lý của Y học cổ truyền, bí quyết kế thừa trong dòng họ, cùng với kinh nghiệm điều trị bệnh lý này trong 20 năm qua, chúng tôi đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân bị viêm tắc mạch máu (viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch), đã giúp giữ lại được rất nhiều đôi chân cho bệnh nhân mà không phải tháo khớp. Khi mới chớm bị bệnh, người bệnh có cảm giác tê bì, đau buốt, có thể đau cách hồi cần liên hệ sớm với chúng tôi, điều trị sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Đừng để bạn và người thân của bạn phải đối mặt với việc phải cắt đi một phần chân, tay vì bệnh lý viêm tắc mạch máu.
Một số hình ảnh bệnh nhân đang được điều trị bệnh viêm tắc mạch máu tại Đông Y gia truyền Thọ Khang Đường, Hải Dương
CHIA SẺ CỦA CHÚ THẠO TẠI SAPA KHI ĐƯỢC CHỮA LÀNH BỆNH TẠI THỌ KHANG ĐƯỜNG
CHIA SẺ CỦA CHỊ ĐỖ THỦY (KIM THÀNH- HẢI DƯƠNG) CÓ MẸ BỊ VIÊM TẮC TĨNH MẠCH
CON TRAI ĐƯA MẸ BỊ VIÊM TẮC TĨNH MẠCH TỚI ĐIỀU TRỊ TẠI THỌ KHANG ĐƯỜNG
CỤ BÀ 83 TUỔI TƯỞNG NHƯ ĐÃ KHÔNG THỂ ĐI LẠI ĐƯỢC DO VIÊM TẮC TĨNH MẠCH
CƠ MAY BÀ BIẾT TỚI THỌ KHANG ĐƯỜNG VÀ GIỜ ĐÃ ĐƯỢC CHỮA KHỎI
ANH N.V.H 48 TUỔI, SỐNG TẠI AN GIANG CHIA SẺ QUÁ TRÌNH CHỮA TẮC TĨNH MẠCH TẠI THỌ KHANG ĐƯỜNG
-
27/04/2022Pháp điều trị bênh nhân bị viêm tắc mạch máu...
-
27/04/2022Làm thế nào để ngăn chặn biến chứng tiểu đường...
-
05/09/2021Viêm tắc mạch máu Đông Y gọi là chứng \"thoát...
-
27/11/2019Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu là bệnh thường...
-
25/11/2019Suy giãn tĩnh mạch nông hay huyết khối tĩnh mạch...