Đối tượng có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch nông

03:04 Ngày 25/11/2019
Suy giãn tĩnh mạch nông hay huyết khối tĩnh mạch nông là một dạng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Đây là tình trạng hình thành cục máu đông tại tĩnh mạch nông. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ, sưng đỏ vùng tĩnh mạch nông tương ứng. Những đối tượng dễ bị suy giãn tĩnh mạch nông gồm:

Đối tượng dễ bị suy giãn tĩnh mạch nông 

Hiện nay, tỉ lệ suy giãn tĩnh mạch nông gặp nhiều ở người trên 45 tuổi. 
Theo thống kê của Bộ Y Tế có tới 75 - 80% người trên 45 tuổi có biểu hiện suy giãn tĩnh mạch với các triệu chứng nặng chân, phù chân vào buổi chiều khi đứng nhiều hoặc ngồi nhiều, chuột rút nơi chân, đau bắp chân, cảm giác tê - kiến bò 2 chi dưới...
Những nguyên nhân gây nên bệnh:  

- Do đặc thù công việc phải đứng nhiều, đứng liên tiếp nhiều tiếng mỗi ngày. 
- Thường xuyên phải đeo giày cao nhưng không có chệ độ massage, nghỉ ngơi cho đôi chân. 
- Ngồi nhiều (VD: Người hay lái xe) 
 ngồi nhiều, béo phì, mặc đồ chật, đi guốc cao gót, phụ nữ mang thai nhiều lần và sử dụng thuốc ngừa thai...
- Người béo phì, thừa cân, hoặc có chế độ tăng giảm cân đột ngột. 

- Những ảnh hưởng của đặc thù công việc ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe khi tuổi cao. 
Đối tượng Nữ giới, nếu dùng nhiều thuốc tránh thai cũng gây nguy cơ cao gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch nông. 
- Những người phải phẫu thuận chân có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch nhất là những phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa, các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương…

Vậy phòng tránh bệnh như thế nào? 

- Hạn chế đeo giày cao gót
- Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.
- Không để trọng lượng cơ thể tăng nhanh trong một thời gian ngắn.
- Khi nghỉ ngơi, nên để chân cao hơn ngực, gác chân cao khi đi ngủ.
- Ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước để chống táo bón.
- Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút.
- Tăng cường vận động hô hấp: Hít thở sâu và đúng.
- Xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.

KẾT LUẬN:

Cần chú ý nếu bạn phát hiện ra các triệu chứng mắc bệnh nên cần đi khám để biết chính xác có bị bệnh không. Đồng thời nên điều trị đúng cách nếu bị bệnh, không có bệnh thì cũng cần ý thức việc phòng ngừa. 
Tại Việt Nam, có tới 70% các trường hợp mắc bệnh không biết mình có bệnh, vì vậy chỉ khi bệnh đã có những biến chứng mới đi điều trị. 

BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TƯ VẤN 

Xem ngay: Chuẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch theo đông y

Tags:
Bài xem nhiều nhất
Đăng ký gặp lương y
KẾT NỐI VỚI FANPAGE