Suy giãn tĩnh mạch sâu 2 chi dưới chẩn đoán và cách điều trị Đông y

04:53 Ngày 22/11/2019
Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là sự suy yếu chức năng của các van trong lòng tĩnh mạch sâu, làm máu chảy ngược lại. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng bơm máu về tim, máu bị ứ đọng lâu ngày thành huyết ứ gây tắc nghẽn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh qua sự chia sẻ của chuyên gia ngay dưới đây.

Suy giãn tĩnh mạch sâu hai chi dưới là gì? 

Tĩnh mạch chi dưới gồm 3 loại: tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xiên. 

Tĩnh mạch nông là tĩnh mạch có thể nhìn thấy được. Vì vậy khi suy giãn tĩnh mạch nông, các mạch máu phình to, nổi các gân xanh và đỏ. Mắt thường có thể nhìn thấy được. 

Tĩnh mạch xiên là các mạch có vai trò nối thông giữa tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. 

Tĩnh mạch sâu là tĩnh mạch nằm sâu trong lớp cơ, ta không nhìn thấy được. Tĩnh mạch sâu đi song hành với động mạch, đưa máu từ chân về tĩnh mạch đùi rồi về tĩnh mạch chậu. Trong lòng các tĩnh mạch sâu thường có các cặp van gọi là van tĩnh mạch sâu. Khi co cơ, 2 van này mở ra cho máu chảy qua để về tim. Khi giãn cơ, 2 van này đóng lại không cho máu chảy ngược về tim. 

Máu ở chân trở về tim chủ yếu đi qua đường tĩnh mạch sâu. Khi cơ thể bình thường, máu tĩnh mạch đi ngược về tim được nhờ có: lực đẩy từ động mạch, lực hút do tim co bóp, áp lực âm trong lòng ngực hút máu về tim, sự co bóp của các khối cơ cẳng chân ép vào các tĩnh mạch và đẩy máu về tim. Đặc biệt là hệ thống van trong lòng tĩnh mạch giữ cho máu chảy đúng chiều không chảy ngược.

Do đó, hiện tượng suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là sự suy yếu chức năng của các van trong lòng tĩnh mạch sâu, làm máu chảy ngược lại. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng bơm máu về tim, máu bị ứ đọng lâu ngày thành huyết ứ gây tắc nghẽn. Suy giãn tĩnh mạch sâu người bệnh không nhìn thấy các gân xanh tím nổi lên, không thấy các mạch máu phồng lên nhiều khi không nhận ra tình trạng bệnh của mình. 

NẾU THẤY BIỂU HIỆN BỆNH HÃY TRÒ CHUYỆN CÙNG CHUYÊN GIA NGAY 

Phân loại suy giãn tĩnh mạch sâu hai chi dưới

Theo các chuyên gia, suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể chia thành 4 loại: 

-      Suy giãn tĩnh mạch vô căn (nguyên phát): đây là trường hợp tĩnh mạch giãn dài trước sau đó các van tĩnh mạch mới mất dần chức năng. 

-      Suy giãn tĩnh mạch thứ phát: là trường hợp các van tĩnh mạch suy yếu, mất dần chức năng trước rồi mới xuất hiện tình trạng các tĩnh mạch giãn ra do viêm tĩnh mạch. 

Các triệu chứng của bệnh 

Khi người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới, tại 2 chân có thể xuất hiện các biểu hiện như sau:

-      Người bệnh có cảm giác bắp chân như có gì đó bó chặt lại, chân nặng nề, cảm giác mỏi chân thường xuyên xuất hiện. 

-      Hai chân có cảm giác tê bì, đôi khi cảm thấy như có kiến bò ở khu vực bàn chân. 

-      Có hiện tượng chuột rút khi về đêm khiến bệnh nhân khó ngủ, ngủ chập chờn, mất ngủ gây mệt mỏi cho cơ thể người bệnh. 

-      Ở một số người bệnh, suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể xuất hiện tình trạng sưng quanh mắt cá chân, sưng càng rõ hơn vào buổi chiều tối. 

Suy giãn tĩnh mạch sâu nguy hiểm như thế nào? 

Thực tế, suy giãn tĩnh mạch sâu 2 chi dưới không nguy hiểm tới tính mạng mà chỉ gây cảm giác khó chịu, đau đớn, mất thẩm mỹ và cản trở sinh hoạt của người bệnh. 

Tuy nhiên, biến chứng của bệnh lại là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Các cục máu đông ngày có khả năng sẽ di chuyển theo dòng máu, gây tắc nghẽn nhiều đoạn mạch khác và nguy hiểm nhất là gây tắc mạch phổi (thuyên tắc phổi), đột quỵ. 

Suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới là bệnh có liên quan nhiều tới chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy, người bệnh nên có những biện pháp phòng tránh, phòng ngừa biến chứng của bệnh cũng như xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức khoẻ của cơ thể. 

Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới 

Khi có những biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới hoặc nghi ngờ mình hay người thân bị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể để có thể chẩn đoán sớm và chính xác tình trạng bệnh, từ đó có phương án điều trị phù hợp. 

Bên cạnh đó, với sự phức tạp và khó điều trị của bệnh, bệnh nhân nên chủ động phòng ngừa bệnh nhờ một số biện pháp sau: 

-      Hạn chế đường, muối và thực phẩm chứa acid béo trong thực đơn hằng ngày. Hạn chế bia rượu, các chất kích thích khác. Đối với phụ nữ nên tránh sử dụng thuốc tránh thai hay các chế phẩm làm tăng hormone nữ đột ngột. 

-      Nên ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, các loại trái cây, rau củ, vitamin A và E cũng các thực phẩm giàu collagen

-      Kê cao chân khi ngủ, khi thức dậy nên xoa bóp chân để máu lưu thông tốt 

-      Đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày, nếu gặp khó khăn trong quá trình di chuyển do đau nhức nên nhờ sự hỗ trợ của người thân. Tránh nằm một chỗ hoặc vận động quá mạnh so với thể trạng cơ thể để lưu thông tốt và cải thiện tình trạng sức khoẻ.

Đọc thêm: Suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân không?

Tags:
Bài xem nhiều nhất
Đăng ký gặp lương y
KẾT NỐI VỚI FANPAGE