Suy giãn tĩnh mạch chi dưới và các biến chứng của bệnh lý này
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (hay suy giãn tĩnh mạch chân) là hiện tượng sưng, phồng những tĩnh mạch lớn, thường xuất hiện ở chân và bàn chân. Hiện tượng bệnh lý này xuất hiện khi các van trong tĩnh mạch không hoạt động đúng, không giữ cho máu chảy đúng chiều, do đó máu lưu thông không hiệu quả.
Trong trường hợp nghiêm trọng, suy giãn tĩnh mạch có thể vỡ, hoặc phát triển thành loét giãn tĩnh mạch trên da, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Trong phần lớn các trường hợp suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh không có cảm giác đau nhức rõ ràng, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể bao gồm:
- Tĩnh mạch trông xoắn, sưng và phồng, nổi rõ trên bề mặt da
- Các tĩnh mạch nổi lên trên da có màu xanh hoặc tím đậm
Một số bệnh nhân sẽ xuất hiện một trong các hiện tượng :
- Đau chân
- Cảm thấy nặng chân, đặc biệt là sau khi tập thể dục. Vào ban đêm, thường thấy chuột rút liên tục ở chân gây bứt rứt, khó chịu.
- Trong trường hợp vùng suy giãn tĩnh mạch có vết thương sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu lâu hơn bình thường.
- Mắt cá chân bị sưng
- Thay đổi màu da tại các khu vực gần tĩnh mạch bị suy giãn, da thường chuyển màu nâu hoặc màu xanh
- Chàm tĩnh mạch (viêm da ứ máu)
- Một tỷ lệ cao những người suy giãn tĩnh mạch có hội chứng chân không yên – chân luôn trong tình trạng rung, lắc, phải kê cao chân khi nằm.
Biến chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Trong bất cứ điều kiện nào, khi lưu lượng lưu thông máu trong cơ thể mất cân bằng đều mang theo nguy cơ gây biến chứng cho người bệnh. Phần lớn các trường hợp suy giãn tĩnh mạch không gây biến chứng nhưng nếu có sẽ để lại hậu quả nặng nề. Theo dõi ngay những biến chứng của bệnh để phòng ngừa cho mình và những người thân có suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Về rối loạn huyết động học, bệnh có thể để lại biến chứng: cẳng chân bệnh nhân sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân. Nặng hơn, bệnh nhân có thể phải chịu đựng chứng viêm tắc tĩnh mạch, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng. Ở giai đoạn cuối có thể xuất hiện hiện tượng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn lớn gấp nhiều lần bình thường, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da ở chi dưới gây viêm loét, nhiễm trùng, điều trị cực kỳ khó khăn.
Một biến chứng nghiêm trọng thường thấy ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng tĩnh mạch bị vỡ gây chảy máu ở người bệnh. Tĩnh mạch bị suy giãn có thể vỡ khi áp lực lên thành mạch cao hay có sự va chạm, cọ xát ở bề mặt da. (Tình trạng này hay gặp sau khi người bệnh tắm, đặc biệt là tắm nước ấm)
Ngay khi có hiện tượng chảy máu, bệnh nhân có thể lấy khăn mềm hoặc gạc đặt ngay trên những vị trí máu chảy để duy trì áp lực dòng chảy.
Nằm ngay khi có hiện tượng chảy máu, luôn luôn nâng chân, kê chân cao hơn mức tim đồng thời thư giãn ít nhất. 30 phút và không quên giữ khăn nén tại tĩnh mạch.
Bệnh nhân chỉ đứng dậy khi máu đã ngưng chảy hoàn toàn và vẫn giữ khăn tại tĩnh mạch cho tới khi nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ, nhân viên y tế.
Một biến chứng rất nặng nề và cũng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính là vấn đề hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Cục máu đông có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, di chuyển về phía tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Không nên chủ quan với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu
- Đối tượng có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch nông
- Những nguyên nhân chính gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
- Suy giãn tĩnh mạch sâu 2 chi dưới chẩn đoán và cách điều trị Đông y
- Các triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch như dấu hiệu nổi gân xanh
- Suy giãn tĩnh mạch sâu là gì, nguy hiểm như thế nào tới sức khoẻ và đôi chân của người bệnh
-
27/04/2022Pháp điều trị bênh nhân bị viêm tắc mạch máu...
-
27/04/2022Làm thế nào để ngăn chặn biến chứng tiểu đường...
-
05/09/2021Viêm tắc mạch máu Đông Y gọi là chứng \"thoát...
-
27/11/2019Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu là bệnh thường...
-
25/11/2019Suy giãn tĩnh mạch nông hay huyết khối tĩnh mạch...