Hướng dẫn chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường

04:17 Ngày 22/04/2022
Tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, một trong số đó phải kể tới loét bàn chân. Theo thống kê, loét bàn chân xảy ra ở 15% bệnh nhân tiểu đường. Nguy cơ cắt cụt chi dưới tăng gấp 8- 15 lần ở những bệnh nhân này khi vết loét phát triển. Việc quản lý bệnh tiểu đường đúng cách và chăm sóc bàn chân cẩn thận có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp giảm nguy cơ hoại tử và giảm tỷ lệ phải cắt cụt chi.

1. Nguyên nhân gây loét bàn chân ở người tiểu đường

Biến chứng bàn chân là hậu quả của nhiều tổn thương khác nhau ở bệnh nhân tiểu đường như tổn thương thần kinh, tắc mạch máu, nhiễm trùng,...

    o
  • o

    Tổn thương thần kinh ngoại biên

    o

Nếu không được kiểm soát, bệnh tiểu đường sẽ làm hỏng dây thần kinh ngoại biên. Ban đầu bệnh nhân xuất hiện cảm giác nóng ran, bỏng rát ở bàn chân, sau một thời gian bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác tê, đau và dần dần giảm và mất cảm giác. Bệnh nhân không còn cảm giác nóng lạnh, đau ở bàn chân. Bàn chân có thể bị teo cơ, biến dạng, gây ra những vết chai do tì đè. Những thay đổi về cấu trúc bàn chân làm cho bàn chân dễ bị loét hơn. Việc mất cảm giác khiến cho bệnh nhân khi bị dị vật đâm vào không nhận biết được, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời, các vết nhiễm trùng ăn sâu lan rộng, có nguy cơ hoại tử phải cắt cụt.

    o
  • o

    Bệnh động mạch ngoại biên

    o

Ở người đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên đặc biệt là ở hai chi dưới khá thường gặp. Nếu lưu lượng máu không tốt, lòng mạch chít hẹp làm giảm tưới máu tới bàn chân. Khi vết thương bị nhiễm trùng và ít máu đến nuôi dưỡng rất dễ có nguy cơ loét hoặc hoại tử. 

ban-chan-cua-nguoi-tieu-duong

Bàn chân bị loét ở bệnh nhân tiểu đường

Một số vấn đề thường gặp ở bàn chân người tiểu đường khác như nấm da, nấm móng, vết chai, ngón chân vẹo ngoài, ngón chân hình búa,... thường tạo điều kiện dễ hình thài vết chai, loét chân. 

2. Chăm sóc bàn chân tiểu đường đúng cách

Để phòng chống biến chứng bàn chân, người bệnh ngoài việc kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, bỏ thuốc lá, giảm cân (nếu thừa cân, béo phì); còn phải thường xuyên vệ sinh, kiểm tra bàn chân nhằm phát hiện sớm những dị vật, những rối loạn cảm giác bàn chân. Người bệnh phải được hướng dẫn chăm sóc bàn chân, cắt móng chân không quá sát để bảo vệ da ngón chân, không tạo móng quặp.

Khi bàn chân có dấu hiệu loét, hoại tử do thiếu máu đến nuôi dưỡng, việc điều trị bằng thảo dược Đông Y giúp tăng cường máu lưu thông có tác dụng rất tốt, nhanh chóng làm lành vết thương, giảm thiểu nguy cơ hoại tử phải cắt cụt chi. 

Bệnh nhân cần tư vấn khám và điều trị, vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp Hotline 0915.913.255; ZALO: 0903 428.599

 
Bài xem nhiều nhất
Đăng ký gặp lương y
KẾT NỐI VỚI FANPAGE