Vì sao bệnh tiểu đường có thể gây hoại tử bàn chân ?
1. Nguyên nhân gây ra hoại tử bàn chân ở người tiểu đường
Theo Y học cổ truyền, những người tiểu đường thường có các biểu hiện “tam đa, nhất thiếu” nghĩa là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và sụt cân nhanh nên được xếp vào chứng tiêu khát.
Tiêu khát phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như bẩm thụ tiên thiên bất túc (di truyền), ẩm thực bất điều (ăn uống bất hợp lý), tình chí thất điều (yếu tố tâm thần kinh), ngoại cảm lục dâm (yếu tố môi trường, nhiễm trùng...), cửu phục đan dược (dùng thuốc bất hợp lý), trường kỳ ẩm tửu, phòng lao bất điều (tửu sắc và lao lực quá độ)...Các nguyên nhân này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm rối loạn công năng các tạng phủ, trong đó đặc biệt là ba tạng tỳ, phế và thận, từ đó mà sinh bệnh.
Đối với người bình thường, một vết thương ở phần mềm như bàn chân sẽ bắt đầu có dấu hiệu lành chỉ sau vài ngày hoặc ít nhất 1 tuần. Thế nhưng, ở người tiểu đường thì vết thương bàn chân lại rất lâu lành, có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.
Bàn chân bị loét ở bệnh nhân tiểu đường
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho người tiểu đường bị hoại tử bàn chân. Trong đó đáng chú ý là hai nhóm nguy cơ bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh mạch máu ngoại vi.
- Bệnh thần kinh ngoại biên khiến cho dây thần kinh bàn chân của bạn sẽ mất cảm giác, bạn không cảm nhận được nóng lạnh hay đau đớn. Do đó, khi chẳng may bàn chân bị thương, một vết cắt cũng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiễm trùng. Mặt khác, các cơ bàn chân có thể không hoạt động đúng do các dây thần kinh đi đến các cơ bị tổn thương khiến bàn chân của bạn không điều chỉnh đúng tư thế và tạo quá nhiều áp lực lên một điểm là nguyên nhân dễ gây viêm loét.
- Bệnh mạch máu ngoại vi: Máu bị ứ trệ, không thông, lưu lượng máu kém sẽ khiến cho các vết thương trở nên khó lành hơn. Lúc này nếu chẳng may bị nhiễm trùng thì vết thương sẽ càng nghiêm trọng, đó là nguyên nhân bàn chân bạn có thể hoại tử.
2. Phòng ngừa và điều trị biến chứng hoại tử bàn chân ở người tiểu đường
Đối với Y học cổ truyền, nguyên tắc trị liệu chứng tiêu khát sẽ là
Điều trị toàn diện
Trong trị liệu phải luôn luôn chú ý xem xét và điều chỉnh công năng tạng phủ bị bệnh trong mối quan hệ ràng buộc và tác động qua lại với tất cả các tạng phủ khác. Sử dụng tổng hợp các biện pháp: dùng thuốc và không dùng thuốc, thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khí công dưỡng sinh…
Biện chứng luận trị
Phải căn cứ vào bệnh cảnh lâm sàng cụ thể, loại hình và giai đoạn bệnh, đặc điểm về thể chất, giới tính, tuổi tác...của từng người bệnh mà lựa chọn thuốc và các biện pháp trị liệu cho phù hợp. Đây là nguyên tắc trị liệu có tính đặc trưng của y học cổ truyền.
Chú ý vận dụng các liệu pháp có tính tự nhiên
Nguyên tắc này dựa trên quan điểm “thiên nhân hợp nhất” của y học cổ truyền: con người và tự nhiên là thống nhất, con người khởi nguồn từ tự nhiên, dựa vào tự nhiên, phát triển cùng với tự nhiên. Do đó, để đầy lùi bệnh tật, con người cần phải kết hợp cả dược thiện (ăn uống- bài thuốc) cùng với trà dược, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, dưỡng sinh…
Để phòng ngừa biến chứng bàn chân ở người tiểu đường, bệnh nhân nên thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết đi khám sức khỏe định kì. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như đau khi đi lại, lạnh hai chân, có cảm giác ngứa ở da, đau cách hồi vùng bắp chân hay bàn chân,… thì cần đến cơ sở y tế khám ngay.
3. Chăm sóc bàn chân bị hoại tử như thế nào?
- Rửa chân bằng nước ấm mỗi ngày với xà phòng nhẹ. Lau khô chân, đặc biệt các kẽ ngón chân.
- Kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày để xem vết loét, mụn nước, đỏ, vết chai hoặc bất kỳ vấn đề nào khác.
- Nếu da trên bàn chân bị khô, hãy giữ ẩm bằng cách thoa kem dưỡng da sau khi bạn rửa và lau khô chân.
- Luôn mang giày kín và đi dép trong nhà. Không đi dép quai hậu hoặc chân trần trong và ngoài nhà.
- Luôn mang tất. Mang vớ hoặc tất vừa vặn với bàn chân và có độ đàn hồi co dãn.
- Đảm bảo máu chảy đến chân. Khi ngồi trên ghế, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên di chuyển ngón chân và mắt cá chân nhiều lần trong ngày và không ngồi bắt chéo chân trong một thời gian dài.
Bệnh nhân cần được tư vấn khám chữa bệnh vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với Thọ Khang Đường theo HOTLINE 0915.913.255 HOẶC ZALO 0903 428.599
-
27/04/2022Pháp điều trị bênh nhân bị viêm tắc mạch máu...
-
27/04/2022Làm thế nào để ngăn chặn biến chứng tiểu đường...
-
05/09/2021Viêm tắc mạch máu Đông Y gọi là chứng \"thoát...
-
27/11/2019Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu là bệnh thường...
-
25/11/2019Suy giãn tĩnh mạch nông hay huyết khối tĩnh mạch...