3 việc bạn nhất định cần ghi nhớ khi bị suy giãn tĩnh mạch
1. Gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn về tình trạng sức khoẻ
Ngay khi người bệnh có các dấu hiệu ban đầu của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân nên sớm nhất có cuộc gặp mặt với bác sỹ chuyên khoa, chuyên gia trong ngành để được tư vấn và giúp đưa ra những hướng giải quyết tốt nhất cho người bệnh ngay khi bệnh tình chỉ vừa mới chớm.
Các dấu hiệu sớm của suy giãn tĩnh mạch mà bệnh nhân cần lưu ý:
- 1 vài tĩnh mạch sưng, xoắn và phồng nổi rõ trên bề mặt da (chúng ta vẫn thường gọi là nổi gân xanh)
- Các tĩnh mạch nổi lên có thể có màu xanh hoặc tím.
- Cảm giác nặng chân, mỏi chân đặc biệt vào buổi chiều, tối hoặc khi người bệnh đứng lâu, ngồi lâu ở 1 tư thế.
- Nhiều người bệnh cảm nhận được chân bứt rứt, khó chịu, luôn phải rung chân, cử động chân để xua đi cảm giác bứt rứt ở đôi chân. Đây là dấu hiệu giống như khi cơ thể thiếu canxi do đó nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn và chủ quan trước bệnh tình của mình.
Ngoài những biểu hiện ban đầu thể hiện trên phần lớn người bệnh thì suy giãn tĩnh mạch cũng còn nhiều biểu hiện đặc trưng cho từng giai đoạn. Ngay khi cơ thể có những dấu hiệu như đã liệt kê ở trên, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất, gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có những tư vấn sức khoẻ phù hợp.
2. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Dù quá trình điều trị của người bệnh như thế nào thì thay đổi một chế độ ăn uống khoa học cùng lịch sinh hoạt mỗi ngày phù hợp với thể trạng hiện tại là vô cùng quan trọng và sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị của bệnh nhân.
Với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch thực phẩm giáu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón, thanh lọc cơ thể là top thực phẩm nên được lựa chọn hàng đầu. Cùng với đó là các loại trái cây giàu vitamin C, vitamin E giúp bảo vệ thành mạch vững chắc, chống xơ vữa thành mạch.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và kết hợp thể dục thể thao nhẹ nhàng
Một gợi ý quan trọng mà người bệnh không thể bỏ qua đó là nhóm thực phẩm giàu Flavonoid và Rutin. Đây là 2 hợp chất đã được nghiên cứu và cho kết quả tốt đối với người suy giãn tĩnh mạch.
Cùng với nhóm thực phẩm được khuyến khích cho người bệnh thì đồ ngọt và chất béo nên được hạn chế trong suốt quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch cùng với các chất kích thích có thể sẽ âm thầm làm bệnh tình của người bệnh ngày một trầm trọng hơn.
Bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch cũng nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để giảm thiểu ứ trệ máu, quá trình lưu thông máu được điều hoà. Khi trao đổi với bác sĩ và chuyên gia, bệnh nhân nên đề cập tới vấn đề này để được tư vấn những hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể trạng, tránh hoạt động cường độ cao, quá sức sẽ khiến cơ thể khó lòng chống chịu được.
Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi
3. Kết hợp điều trị cùng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý suy giảm chức năng đưa máu trở về tim xuất phát từ viêm thành tĩnh mạch kết hợp với việc máu không lưu thông trong tĩnh mạch để về tim mà dội ngược lại gây giãn các tĩnh mạch, tổn thương van tĩnh mạch một chiều gây đau nặng, tê bì chân, để lâu ngày không được chữa trị có thể gây hoại tử.
Tĩnh Mạch Linh là một sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, thành phần của Tĩnh Mạch Linh là công thức gia truyền dựa trên bài thuốc cổ phương Ngọc Bình Phong Tán gia giảm, kết hợp các dược liệu quý giúp hoạt huyết, tán ứ, tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ phòng ngừa và giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bài thuốc cổ phương Ngọc Bình Phong Tán trong sản phẩm Tĩnh Mạch Linh có Hoàng kỳ ích khí dựa vào tác dụng của Phòng phong dẫn Hoàng kỳ ra ngoài biểu, lại được sự hỗ trợ của Bạch truật làm cho phần biểu được vững mạnh, Vệ khí được tăng cường, khiến cho tà khí, phong hàn không xâm nhập vào được. Như vậy, bài thuốc Ngọc bình phong tán trong sản phẩm Tĩnh Mạch Linh giúp tăng chính khí của cơ thể, tăng khả năng miễn dịch giúp cơ thể phòng ngừa nhiễm phải phong hàn, phong thấp là nguyên nhân gây ra chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch.
- Không nên chủ quan với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu
- Đối tượng có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch nông
- Suy giãn tĩnh mạch chi dưới và các biến chứng của bệnh lý này
- Những nguyên nhân chính gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
- Suy giãn tĩnh mạch sâu 2 chi dưới chẩn đoán và cách điều trị Đông y
- Các triệu chứng điển hình của suy giãn tĩnh mạch như dấu hiệu nổi gân xanh
-
27/04/2022Pháp điều trị bênh nhân bị viêm tắc mạch máu...
-
27/04/2022Làm thế nào để ngăn chặn biến chứng tiểu đường...
-
05/09/2021Viêm tắc mạch máu Đông Y gọi là chứng \"thoát...
-
27/11/2019Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu là bệnh thường...
-
25/11/2019Suy giãn tĩnh mạch nông hay huyết khối tĩnh mạch...