Suy giãn tĩnh mạch chân chẩn đoán và cách điều trị Đông Y

11:05 Ngày 08/10/2019
Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm, không chủ quan nhưng cũng không vội vàng trước tình trạng bệnh lý của mình và người thân. Những hướng dẫn cụ thể trong bài viết sẽ giúp mỗi người chúng ta có hiểu biết đúng đắn về bệnh, chủ động có những phòng ngừa cho riêng mình.

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì? 

Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng, xoắn nổi lên trên bề mặt da của người bệnh. Hiện tượng này có thể xảy ra ở tất cả các tĩnh mạch trên cơ thể nhưng thường thấy nhiều nhất ở chân. Suy giãn tĩnh mạch ngày một phổ biến và có dấu hiệu trẻ hoá. 

Một số loại suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhất: Suy giãn tĩnh mạch mạng nhện: đây là loại suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất. Các tĩnh mạch nổi lên có màu đỏ hoặc xanh và thường trông như mạng nhện hay nhánh cây trên chân người bệnh. 
Suy giãn tĩnh mạch bìu (da trên tinh hoàn): đây là loại suy giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của nam giới, thậm chí có thể gây vô sinh.
Các loại suy giãn tĩnh mạch khác bao gồm hồ tĩnh mạch, tĩnh mạch võng mạc và bệnh trĩ. Hồ tĩnh mạch là chứng suy giãn tĩnh mạch trên mặt và cổ. Các tĩnh mạch võng mạc là các tĩnh mạch màu xanh phẳng thường thấy sau đầu gối. Còn bệnh trĩ là chứng giãn tĩnh mạch trong và xung quanh hậu môn. 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không lây nhiễm nhưng có thể di truyền trong gia đình.

Đối tượng có thể bị bệnh 

Độ tuổi từ 30 trở lên dẫn dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch, khi tuổi tác càng cao thì tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn. Người lao động phải đứng và ngồi nhiều, mang áo quần bó sát hai chân, đi giày cao gót thường xuyên, phụ nữ mang thai nhiều lần, sử dụng thuốc ngừa thai hay gia đình có người mắc bệnh đều là những đối tượng nguy cơ của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.

Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch chân

Do sự suy yếu của các van tĩnh mạch, lúc này chúng không còn có thể hỗ trợ đưa máu trở ngược về tim, dẫn đến làm máu bị ứ đọng, tĩnh mạch từ đó dần giãn to ra, sau đó sẽ đưa đến biến chứng suy tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu.

 

Dấu hiệu nào nhận biết bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch? 

Bàn chân và mắt cá chân bị sưng nhẹ thậm chí có cảm giác đau nhức, nặng chân
Nóng rát hoặc đau nhói ở chân 
Chuột rút cơ bắp ở chân, đặc biệt là vào ban đêm 
Da khô, ngứa và mỏng trên các vùng tĩnh mạch bị ảnh hưởng 
Màu danh xung quanh khu vực tĩnh mạch bị giãn có chiều hướng thay đổi màu. Các tĩnh mạch lớn nổi lên ngay dưới bề mặt da. 

Làm thế nào để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch? 

Việc chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chủ yếu dựa vào khám lâm sàng qua việc nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch gian, phồng ngoằn ngoèo trên da, da đổi màu và sự xuất hiện của các cục máu đông. 

Bác sĩ có thể sờ để biết được độ cứng của phần mềm, đặc biệt là vùng trước xương chày, so sánh ở cả hai bên chân. Ngoài ra, khi bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân có thể sờ thấy trên chân cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và nhiệt độ của da cũng nóng hơn. 
Hiện nay, tình trạng lâm sàng của bệnh được chia thành 7 giai đoạn tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương da theo phân loại CEAP gồm: 
C0: Không có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch có thể quan sát hoặc sờ thấy
C1: Giãn mao tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới với đường kính < 3mm
C2: Giãn tĩnh mạch với đường kính > 3mm
C3: Phù chi dưới, chưa có biến đổi trên da
C4: Biến đổi trên da do bệnh lý tĩnh mạch
            C4a: Rối loạn sắc tố và/hoặc chàm tĩnh mạch
            C4b: Xơ mỡ da và/hoặc teo trắng của Milian 
C5: Những biến đổi trên da như đã nêu ở trên kèm theo vết loét đã lành sẹo
C6: Những biến đổi trên da như đã nêu ở trên kèm theo vết loét đang tiến triển

7 cấp độ của suy giãn tĩnh mạch chân 


Cuối cùng để có kết quả chính xác, mang tính khách quan và khoa học bác sĩ có thể yêu cầu được chẩn đoán bằng siêu âm Doppler màu mạch máu. Với phương pháp này, bác sĩ có thể xác định được những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch để từ đó đưa ra những phác đồ điều trị đúng đắn và phù hợp với người bệnh. 

Hiện nay mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nhưng cũng có rất nhiều phác đồ điều trị được đưa ra cho người bệnh và nhiều lựa chọn về phương pháp phẫu thuật với tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Tuy nhiên vì sao hơn 50% bệnh nhân tin tưởng và sử dụng các sản phẩm từ đông y để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân?

Đông Y và suy giãn tĩnh mạch

Theo quan điểm của y học cổ truyền về chức năng, cơ thể con người là một khối thống nhất và hoạt động trên nguyên tắc sức khoẻ của một cơ quan ảnh hưởng tới sức khoẻ và chức năng của các bộ phận còn lại. Chính vì lẽ đó, thay vì chỉ kiểm soát triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch, Đông Y hướng tới cải thiện quá trình lưu thông máu, bảo vệ thành mạch vững chắc một cách tự nhiên, tránh xơ vữa. Từ đó cải thiện tình trạng bệnh, lấy lại thể trạng vốn có cho người bệnh và đảm bảo an toàn, không để lại tác dụng phụ như khi bệnh nhân sử dụng thuốc Tây. Với thành phần cấu tạo từ tự nhiên, các dược liệu quý hiếm, an toàn và thân thiện với người dùng, sản phẩm Tĩnh Mạch Linh hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, phòng ngừa và cải thiện chứng suy giãn tĩnh mạch một cách hiệu quả nhất. 

Kết luận: Suy giãn tĩnh mạch chân gặp ở mọi lứa tuổi, cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân có 7 cấp độ. Người bệnh nên thăm khám để chuẩn đoán sớm bệnh. Hướng điều trị hiệu quả và an toàn với sức khỏe hiện nay là phương pháp Đông Y. Việc phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy tự phòng bệnh giãn tĩnh mạch chân cho mình và những người xung quanh bằng cách biện pháp sau đây:

Một số cách phòng bệnh suy tĩnh mạch chi dưới (chân)

- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.
- Khi ngồi nên nâng chân lên cao
- Mang vớ y khoa mỗi ngày
- Duy trì vóc dáng cân đối, tránh thừa cân béo phì
- Thăm khám bác sĩ khi thấy các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Vận động nhẹ nhàng tốt cho người suy giãn tĩnh mạch 

Các bạn có thể like và ấn theo dõi page https://www.facebook.com/tinhmachlinh/ của chúng tôi để nhận được nhiều chia sẻ từ các bệnh nhân bị bệnh.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc, các bạn có thể chát trực tiếp với dược sỹ ngay phía dưới. 

Đặt hàng các bạn vui lòng điền theo form thông tin phía dưới, hoặc để lại số điện thoại để dược sỹ liên hệ. 

Hotline liên hệ đặt hàng: 0982.91.55.53 

Tags:
Bài xem nhiều nhất
Đăng ký gặp lương y
KẾT NỐI VỚI FANPAGE